#ĐâyLàBạoHành
The Logo on Blue #DasIstGewalt
an arrow pointing down

Hãy chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ* và các trẻ em gái*! 

Ở Đức cứ ba phụ nữ thì có một người chịu bạo hành ít nhất một lần trong đời. Phụ nữ* và trẻ em gái* khuyết tật thậm chí còn dễ bị bạo hành hơn. Có nhiều mức độ bạo hành khác nhau, trường hợp xấu nhất là dẫn đến tử vong.

Sự việc thường xảy ra ở nhà, nơi được coi là an toàn nhất và thường do những người mà bạn tin tưởng gây ra. Tuy nhiên, phụ nữ* và các trẻ em gái* cũng phải chịu bạo hành tại công sở, trường học, trên đường phố và trên mạng.

Nhưng bạo hành không chỉ bắt đầu bằng một bên mắt bầm tím.

Phụ nữ* và trẻ em gái* bị bạo hành* cần được giúp đỡ – và thấu hiểu

Bạn có bao giờ nhận thấy rằng bạn bè, hàng xóm, chị em gái hoặc đồng nghiệp của bạn cảm thấy không ổn không? Có thể người đó đã từng kể rằng mọi thứ đều khó khăn ở nhà, trong một mối quan hệ, ở trường hay ở công sở?

Nhiều phụ nữ* và trẻ em gái* bị bạo hành cảm thấy khó chia sẻ với bất kỳ ai. Có nhiều lý do cho điều này. Họ tự trách mình về những gì đã từng xảy ra một hoặc nhiều lần. Hoặc cảm thấy phụ thuộc vào công việc hoặc ai đó và phải chịu đựng sự quấy rối ở công sở hoặc những lời xúc phạm của người khác. Nguyên nhân cũng có thể là cảm giác bất lực – họ không có khả năng hoặc không biết làm thế nào để thoát ra khỏi hoàn cảnh đấy. Nhiều người cũng nhìn thấy “những mặt tốt” của người bạo hành và hợp pháp hóa hành vi bạo lực của người đó. Khi đối tượng gây bạo hành nói điều đó sẽ không bao giờ xảy ra nữa, họ muốn tin vào lời hứa của người đấy Hoặc họ xấu hổ, vì không thể tự vệ.

Chúng ta không nên phán xét những người bị bạo hành vì điều này - họ có lý do để làm như thế.

Những phụ nữ* và trẻ em gái* khác cho biết họ e ngại tìm kiếm sự trợ giúp vì họ sợ rằng tình hình của họ sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn hoặc người ngoài sẽ không tin tưởng họ. Các bà mẹ thường sợ con mình bị bắt đi hoặc gia đình tan vỡ. Và những người di cư* có thể lo sợ rằng họ sẽ bị mất giấy phép cư trú trong trường hợp phải ly thân. Có nhiều lý do ngăn cản những người bị bạo hành tìm kiếm sự trợ giúp.

Điều này làm cho việc đề nghị trợ giúp trở nên quan trọng hơn. Cần rất cẩn thận và tôn trọng.

Chúng ta nên tiến hành theo cách sao cho không gây nguy hiểm cho người bị bạo hành. Bởi vì rủi ro cho những họ sẽ tăng lên, đặc biệt là trong trường hợp ly thân.

Đây là cách bạn có thể giúp đỡ những phụ nữ* và các trẻ em gái bị bạo hành*: 

Đưa ra đề nghị giúp đỡ. Ở nơi riêng tư, an toàn. 

Xem xét nghiêm túc vấn đề. 

Cho họ thấy rằng bạn hiểu vấn đề. 

Nếu họ không muốn nói chuyện, hãy chấp nhận điều đó. 

Khuyến khích họ tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp. 

Không phán xét hành vi của họ. Họ có lý do cho những hành vi đó. 

Trong trường hợp bị bạo hành hoặc nguy hiểm khẩn cấp, hãy gọi cảnh sát theo số 110!

Quan trọng: Hãy chăm sóc bản thân nhé! Có thể phải mất rất nhiều nỗ lực để giúp đỡ những người bị bạo hành và rất căng thẳng khi nghe những câu chuyện tồi tệ. Thông thường chúng ta rất khó để đánh giá mức độ nguy hiểm của một hoàn cảnh nào đo. Điều quan trọng là phải chỉ dẫn người bị bạo hành đến các trung tâm tư vấn chuyên nghiệp. Bởi vì các nhân viên ở đó biết cần chú ý điều gì và họ biết phải trợ giúp thế nào.

Nếu bạn không chắc chắn hoặc điều đó quá sức với bạn, bạn cũng có thể tự nhờ sự trợ giúp của chuyên gia. Các trung tâm tư vấn kể trên không chỉ tư vấn cho phụ nữ* và trẻ em gái* từng bị bạo hành mà còn tư vấn cho bạn với tư cách là người hỗ trợ.

#ĐâyLàBạoHành

Bạo hành có thể trông rất khác và chúng ta bắt gặp nó ở mọi nơi.

Bạn đã bao giờ bị tát chưa?

Icon Plus

Bất cứ ai cố tình đánh, đá hoặc đẩy bạn đều đang gây ra bạo hành thể xác đối với bạn. Ngay cả “chỉ” một cái tát vào mặt cũng là bạo hành thể xác và đó là phạm tội.

Bố, anh trai, bạn trai hay chồng của bạn chửi mắng, dọa nạt hoặc đe dọa bạn? Họ hạ thấp bạn và nói với bạn rằng đó là lỗi của bạn?

Icon Plus

Như thế được gọi là bạo hành tâm lý hoặc bạo hành cảm xúc. Bạn không thể nhìn thấy hình thức bạo hành này từ bên ngoài vì trên cơ thể bạn không có vết thương nào nhưng tâm hồn lại bị tổn thương. Bạo hành tâm lý và tình cảm có nhiều hình thức: lăng mạ, chế giễu, làm mất mặt cho đến đe dọa và tống tiền, hoặc hạ thấp, tạo ra cảm giác tội lỗi hoặc trừng phạt bằng việc chia tay.

Bạn cùng phòng, bạn tình, một người lạ chạm vào bạn, hôn bạn, ép bạn quan hệ tình dục dù bạn không muốn?

Icon Plus

Nếu bạn không muốn tiếp xúc cơ thể hoặc quan hệ tình dục, thì cũng chả sao. Còn nếu ai đó vẫn cố gắng thuyết phục bạn làm điều đó hoặc ép buộc bạn làm điều đó thì như vậy hoàn toàn không ổn. Đấy là bạo hành tình dục. Điều này không chỉ bắt đầu khi ai đó ép bạn thực hiện hành vi tình dục. Ngay khi người đó không chấp nhận bạn nói “không", đó là bạo hành. Không quan trọng ban đầu bạn có đồng tình hay không.

Sếp, bạn cùng lớp hoặc bạn bè của bạn đưa ra những lời nói bóng gió về tình dục hoặc gửi cho bạn những hình ảnh bộ phân sinh dục?

Icon Plus

Đây cũng là bạo hành tình dục. Những cử chỉ tình dục, những cách tiếp cận không mong muốn và những bức ảnh bí mật dưới váy của bạn cũng được tính là bạo hành. Cũng như các email không mong muốn, tin nhắn WhatsApp, DM có nội dung khiêu dâm, chẳng hạn như ảnh chụp bộ phận riêng tư. Tất cả việc này đều không ổn và có thể được coi là bạo hành.

Có ai quyết định bạn cần mặc gì hay bạn gặp ai không?

Icon Plus

Khi bạn đủ tuổi hợp pháp mà có người kiểm soát bạn và không để bạn sống tự do, đấy là bạo hành. Kiểm soát có thể trở thành bạo hành khi người yêu bạn liên tục nhắn tin cho bạn trên Whatsapp và hỏi khi nào bạn về nhà. Ngay cả khi người đó bảo bạn nên mặc quần áo gì hay bạn nên gặp ai, thì đó là bạo hành. Bạn có quyền quyết định bạn đi chơi với ai và khi nào.

Bạn có từng bị ai đó đứng trước cửa nhà bạn và liên tục bấm chuông không?

Icon Plus

Bạn và bạn trai cũ hoặc chồng cũ đã ly thân nhưng anh ấy vẫn gọi điện liên tục dù bạn không muốn? Hoặc người đó đứng trước cửa nhà bạn không báo trước, bám theo bạn trên đường? Đây có thể là một hình thức rình rập. Rình rập là khi ai đó quấy rối, bám theo và đe dọa bạn một cách cao độ trong một thời gian dài. Kể cả những bức thư tình, những bông hoa hay những món quà mà bạn hoàn toàn không muốn cũng có thể coi là rình mò. Nếu người đó gọi điện đến cơ quan bạn, quấy rối bạn trên mạng xã hội, đe dọa hoặc tuyên bố bạn đã làm những việc mà bạn chưa từng làm - tất cả những điều này đều là hành vi rình rập.

Có ai kiểm soát bạn tiêu tiền vào việc gì không? Hoặc không cho bạn có tiền riêng?

Icon Plus

Tất cả chúng ta đều cần tiền để sống. Khi chồng, bạn trai, người yêu cũ hay ai đo kiểm soát tài chính của bạn, điều đó được gọi là bạo hành tài chính. Ví dụ, bạn không được phép có tiền của riêng mình. Và chồng bạn kiểm soát việc chi tiêu của bạn. Hoặc chồng cũ của bạn ngừng trả tiền cấp dưỡng nuôi con cho bạn nếu bạn không làm theo những gì anh ấy nói. Anh ta có tiền và có thể quyết định cách bạn sống bằng cách cho hoặc không cho bạn tiền. Đây chính là bạo hành.

Có ai muốn bạn là của riêng họ không? Có phải bạn không được phép ra khỏi nhà?

Icon Plus

Nếu có người không muốn bạn hòa nhập xã hội hoặc đi chơi một mình, họ đang cô lập bạn. Đây cũng là một hình thức bạo hành thường xảy ra do người quen hoặc gia đình gây ra. Bạn là một con người độc lập, tự do và được phép gặp gỡ người khác và rời khỏi nhà bao nhiêu lần tùy thích. Sẽ không ổn nếu ai đó ngăn cấm bạn.

Gia đình tìm chồng cho bạn dù bạn không muốn?

Icon Plus

Hôn nhân ép buộc là việc phụ nữ* và trẻ em gái* bị gây áp lực, đe dọa hoặc thậm chí bị bạo hành thể xác để kết hôn. Đây là việc vi phạm nghiêm trọng quyền cá nhân và bị có thể bị trừng phạt.

Bạn có bị ép buộc, kiểm soát hay buộc phải làm điều gì đó để bảo vệ “danh dự” của gia đình?

Icon Plus

Nếu gia đình bạn cấm bạn làm những việc nào đó hoặc kiểm soát cuộc sống của bạn, hoặc nếu họ buộc bạn phải cư xử theo một cách nào đó vì họ muốn bảo vệ “danh dự gia đình”, thì đó là áp bức và là một hình thức bạo hành. Nhưng nó cũng có thể xảy ra dưới các hình thức bạo hành về thể xác và tình dục, bao gồm cả cưỡng ép kết hôn và trong trường hợp tồi tệ nhất là giết người.

Bạn đã nghe gia đình bạn nói về Thara, Mekhnishab hay Ibi chưa?

Icon Plus

Những từ này được dùng để đặt tên cho việc cắt bộ phận sinh dục (FGM_C) trong một số ngôn ngữ. Việc này có nghĩa là phải loại bỏ âm vật, và một phần môi âm vật bên trong và bên ngoài, cũng như thu hẹp âm đạo. Các thương tích khác không có căn cứ về mặt y học đối với cơ quan sinh dục nữ cũng cấu thành việc cắt bộ phận sinh dục. Việc cắt bỏ bộ phận sinh dục có thể gây ra nhiều hậu quả lâu dài và ngắn hạn, từ kinh nguyệt không đều đến tiểu tiện không tự chủ và các biến chứng khi sinh con cho đến tử vong. Việc cắt bộ phận sinh dục bị cấm ở Đức.

Bạn có bị buộc phải ăn xin, trộm cắp, làm việc hoặc quan hệ tình dục để kiếm tiền không?

Icon Plus

Nếu bạn phải bán dâm và bị ép quan hệ tình dục với người khác để kiếm tiền thì đó là bạo hành và buôn người. Nếu bạn bị buộc phải làm việc với mức lương thấp hoặc không được trả lương, chẳng hạn như trong ngành cung cấp thực phẩm, điều dưỡng hoặc làm công việc dọn dẹp vệ sinh, và nếu bạn không được phép dừng lại thì đó là hành vi bóc lột và buôn người. Buôn người là vi phạm nghiêm trọng quyền con người.

Bạo hành có thể ảnh hưởng đến tất cả chúng ta.

Cho dù chúng ta bao nhiêu tuổi hay đến từ đâu. Quan trọng là: Đó tuyệt đối không phải là lỗi của chúng ta hay lỗi của bạn! Lỗi nằm ở người phạm tội bạo hành!

Quyền của bạn là sống mà không phải chịu bạo hành.  

Bạn có gặp phải bạo hành không? Bạn có thể được trợ giúp ở đây!

BIG Hotline

Als telefonische Anlaufstelle bietet die BIGcHotline Beratung, Unterstützung, Vermittlung von freien Schutzunterkünften sowie eine Mobile Beratung und Begleitung an. Neben den betroffenen Frauen können sich auch Personen aus deren privatem und sozialem Umfeld sowie Behörden, soziale Einrichtungen und Institutionen melden. Die Beratung ist auf Wunsch anonym und kann mit Sprachmittlung erfolgen..

Beratung

Intervention

Vermittlung Schutzunterkünfte

Hilfetelefon

Bundesweites 24/7 Beratungsangebot für Frauen, die Gewalt erlebt haben oder noch erleben. Telefonisch und via Online-Beratung können Betroffene beraten werden – alle Nationalitäten, mit und ohne Behinderung, 365 Tage im Jahr, rund um die Uhr. Auch Angehörige, Freundinnen und Freunde sowie Fachkräfte werden anonym und kostenfrei beraten.

LARA Fachstelle gegen sexualisierte Gewalt an Frauen*

In Berlin bietet die Fachstelle gegen sexualisierte Gewalt an Frauen* LARA werktags von 9-18 Uhr Beratung und Krisenintervention für Frauen, die von sexueller Gewalt betroffen sind.

Beratung

Intervention

Sexualisierte Gewalt

Fuggerstr. 19, 10777 Berlin

Đề nghị trợ giúp thêm

Berliner Notdienst Kinderschutz

Für Kinder, die in der Regel Zeugen und damit Opfer der Gewalt sind, gibt es beim Kindernotdienst eine eigene Notrufnummer.

Kindernotdienst

Sexualisierte Gewalt

Jugend- und Mädchennotdienst

Kinderschutz

Hotline

Mädchen

Zufluchtswohnung Matilde

Schutzunterkunft

Stollberger Straße 55, 12627 Berlin

Zuff e.V. Zufluchtswohnungen für Frauen

Schutzunterkunft

Kottbusser Damm 79, 10967 Berlin

Zufluchtswohnung Paula Panke

Schutzunterkunft

Schulstraße 25, 13187 Berlin

Hestia Zufluchtswohnungen

Schutzunterkunft

Immanuelkirchstr. 10, 10405 Berlin

Frauenort Augusta

Schutzunterkunft

Brunnenstr. 75, 13355 Berlin

Zufluchtswohnung Flotte Lotte

Schutzunterkunft

Senftenberger Ring 25, 13435 Berlin

Zufluchtswohnung Frauenzimmer

Schutzunterkunft

Ebersstr. 34, 10827 Berlin

Zufluchtswohnung Offensiv91 (Treptow)

Schutzunterkunft

Hasselwerderstr. 38-40, 12439 Berlin

Zufluchtswohnung Offensiv91 (Neukölln)

Schutzunterkunft

Richard-Platz 8, 12055 Berlin

Frauenraum

Fachberatung

Intervention

Häusliche Gewalt

Torstr. 112, 10119 Berlin

Frauenberatung Tara

Fachberatung

Intervention

Häusliche Gewalt

Ebersstr. 58, 10827 Berlin

Frauenberatung Bora

Fachberatung

Intervention

Häusliche Gewalt

Albertinenstr. 1, 13086 Berlin

Interkulturelle Beratungsstelle

Fachberatung

Intervention

Häusliche Gewalt

Teltower Damm 4-8, 14169 Berlin

Frauenkrisentelefon

Beratung

Krisensituationen

Naunynstr. 72, 10997 Berlin

Wildwasser Frauenselbsthilfe und Beratung

Die Wildwasser-Frauenberatung bietet ein Beratungs- und Unterstützungsangebot für Frauen, die sexuelle Gewalt als Mädchen erfahren haben.

Sexualisierte Gewalt

Friesenstr. 6, 10965 Berlin

Wildwasser FrauenNachtCafé

Wildwasser führt außerdem das FrauenNachtCafé, eine nächtliche Krisenanlaufstelle für Frauen, die sich in der Krise befinden.

Sexualisierte Gewalt

Krisensituationen

Mareschstr. 14, 12055 Berlin

Wildwasser Mädchenberatung

Sexualisierte Gewalt

Mädchen

Wriezener Str. 10-11, 13359 Berlin

Mutstelle Berlin

Die Mutstelle Berlin bietet Beratung für erwachsene Frauen und Männer mit Lernschwierigkeiten, die sexualisierte Gewalt erleben oder erlebt haben.

Beratung

Sexualisierte Gewalt

Heinrich-Heine-Straße 15, 10179 Berlin

Anti-Stalking-Projekt des FRIEDA-Frauenzentrums e.V.

Das Anti-Stalking-Projekt berät und unterstützt Frauen*, die von Stalking und/oder Cyberstalking betroffen sind.

Stalking

Proskauer Straße 7, 10247 Berlin

Papatya

Zwangsheirat

Kriseneinrichtung

Zufluchtswohnungen

Frauenhäuser

TIO e.V.

Zwangsverheiratung

Köpernicker Str.9, 10997 Berlin

Elisi Evi e.V.

Zwangsverheiratung

Skalitzer Str. 50, 10997 Berlin

Berliner Koordinierungsstelle gegen FGM_C

Die Koordinierungsstelle bietet neben gynäkologischer Beratung und Behandlung auch psychologische Begleitung und psychosoziale Gruppenangebote an. Sie arbeitet kultursensibel und kann bei Bedarf Sprachmittler*innen einbeziehen. Auf Wunsch informiert sie über die Angebote von Partnerorganisationen (Terre des Femmes e.V., Desert Flower Center) und kann innerhalb der Koordinierungsstelle vermitteln.

Weibliche Genitalverstümmelung

Konrad-Wolf-Str. 12/12A, 13055 Berlin-Lichtenberg

Desert Flower Center Waldfriede

Im Krankenhaus Waldfriede ist das Desert Flower Center angesiedelt. Hier finden von FGM_C betroffene Frauen neben der Möglichkeit rekonstruktiver Operationen auch medizinische und psychosoziale Hilfe und Betreuung.

Weibliche Genitalverstümmelung

Argentinische Allee 40, 14163 Berlin

Ban Ying e.V.

Menschenhandel

Beratung

Zufluchtswohnungen

Anklamer Strasse 38, 10115 Berlin

Hydra – Treffpunkt und Beratungsstelle zu Sexarbeit und Prostitution

Fachberatung

Sexarbeitende

Köpenicker Straße 187/188, 10997 Berlin

Frauentreff Olga – Beratung für drogenkonsumierende Sexarbeiterinnen

Fachberatung

Sexarbeitende

Kurfürstenstraße 40, 10785 Berlin

Berliner Wegweiser für von häuslicher Gewalt betroffene Migrantinnen

Der in Kooperation mit BIG erstellte “Berliner Wegweiser für von häuslicher Gewalt betroffene Migrantinnen” ist eine Broschüre zum Download, die einen Überblick über die Beratungsangebote gibt..

Häusliche Gewalt

Migrantinnen

Công ước Istanbul – Bạo lực đối với phụ nữ* và trẻ em gái* xâm phạm quyền con người!

Công ước Istanbul của Hội đồng Châu Âu là một hiệp ước nhân quyền nhằm chống lại bạo lực đối với phụ nữ* và trẻ em gái* và bảo vệ họ. Công ước đã có hiệu lực ở Đức kể từ tháng 2 năm 2018. Do đó, nước Đức có nghĩa vụ ngăn chặn, đấu tranh và truy tố bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái và từ đó củng cố quyền của họ.

Công ước Istanbul cũng bao gồm việc cung cấp thêm thông tin về bạo lực đối với phụ nữ* và trẻ em gái* cũng như nâng cao nhận thức về cách ngăn chặn bạo lực và cách hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi bạo lực. Đó là lý do tại sao có chiến dịch #Đây_là_bạo_hành.

Về chiến dịch này

Hàng triệu phụ nữ* và trẻ em gái* bị bạo hành. Với chiến dịch #Đây_là_bạo_hành chính quyền Berlin muốn nâng cao nhận thức của công chúng về vấn đề này. Nhiều chiến dịch khác nhau nhằm mục đích mở ra môi trường cho những người bị bạo hành và trao quyền cho phụ nữ* và trẻ em gái* bị bạo hành thông qua sự kết nối với cộng đồng và đề nghị trợ giúp.

Để nâng cao nhận thức về chủ đề quan trọng này, sẽ có một chiến dịch truyền thông xã hội với sự tham gia của những người sáng tạo nổi tiếng như Angie Berbuer, Helge Mark Lodder, Yasmin Bal, Silvana Carlsson và Julia Kremer. Vào ngày quốc tế chống bạo lực đối với phụ nữ* và trẻ em gái*, Thứ Bảy, ngày 25 tháng 11 năm 2023, một hoạt động sẽ diễn ra tại Alexanderplatz/Platz am Berliner Fernsehturm ở Berlin. Các bên quan tâm và giới truyền thông có thể tìm hiểu thêm thông tin tại đó. Trong những tuần trước và sau ngày hành động, tài liệu thông tin dưới dạng áp phích, tờ rơi và bưu thiếp sẽ được phân phát. Để tiếp cận được nhiều người nhất có thể, thông tin được trình bày theo cách dễ hiểu và có sẵn bằng tối đa 11 ngôn ngữ.

Mục đích của #Đây_là_bạo_hành là để nhiều người hiểu rằng bạo hành không phải lúc nào cũng có thể nhìn thấy hoặc nhận ra ngay từ ấn tượng đầu tiên, có rất nhiều hình thức bạo hành và vấn đề bạo lực đối với phụ nữ* và trẻ em gái* nghiêm trọng như thế nào. Để tất cả chúng ta có thể làm gì đó bằng cách quan tâm và ngăn chặn bạo lực!